Tìm hiểu về HDMI eARC
Lược sử về chuẩn HDMI
HDMI(High-Definition Multimedia Interface) là giao thức kết nối truyền hình ảnh/âm thanh không nén độ phân giải cao. HDMI được khai sinh vào tháng 12 năm 2002. Chuẩn kết nối này đã từng bước vươn mình trở thành chuẩn kết nối đa phương tiện độ phân giải cao thông dụng nhất trên các thiết bị điện tử. Ứng dụng của HDMI trải rộng từ các thiết bị giải trí như TV, máy chơi game console, máy chiếu, … đến những thiết bị chuyên dụng dành riêng cho công việc như màn hình máy tính, màn hình đồ họa. Suốt 20 năm kể từ ngày ra mắt, HDMI đã trải qua 9 phiên bản nâng cấp với hàng loạt sự thay đổi, cải tiến về cả hình thức kết nối vật lý lẫn chuẩn về băng thông để đáp ứng nhu cầu truyền tải hình ảnh và âm thanh với chất lượng ngày càng cao của người dùng.
HDMI ARC
HDMI ARC, viết tắt của HDMI Audio Return Chanel chính thức được ra mắt vào năm 2009 cùng với chuẩn HDMI 1.4. Trước đây, nếu muốn xuất tín hiệu âm thanh từ TV ra một thiết bị phát âm thanh, người dùng thường phải sử dụng thêm 1 cổng kết nối khác như Optical hay Coxial Out, thường có hạn chế về mặt định dạng lẫn băng thông.
Với HDMI ARC, người dùng có thể xuất ngược âm thanh ra loa thông qua cổng HDMI, giúp đơn giản hóa đồng bộ phương thức kết nối, tăng chất lượng đầu ra. Với băng thông lớn của mình, người dùng có thể xuất trực tiếp tín hiệu PCM 2 kênh, Dolby Digital ( lên đến 5.1), DTS Digital Surround ( lên đến 5.1 kênh) trực tiếp thông qua một cáp HDMI. Việc xuất ngược tín hiệu mang đến sự tiện lợi về mặt đồng bộ điều khiển khi mà người dùng có thể sử dụng 1 volume duy nhất trên TV.
Để sử dụng HDMI ARC, người dùng sẽ cần kiểm tra thiết bị của mình có hỗ trợ hay không thông qua việc kiểm tra các cổng HDMI. Thông thường, nhãn HDMI(ARC) sẽ được sử dụng để giúp người dùng nhận biết khả năng hỗ trợ, và cổng nào hỗ trợ ARC.
HDMI eARC
Một thập kỉ sau sự xuất hiện của ARC, phiên bản kế tiếp là eARC được giới thiệu dưới cái tên “Enhanced Audio Return Channel” cùng với sự ra đời của chuẩn HDMI 2.1. Sự khác biệt chủ yếu của eARC so với ARC đó là băng thông được cải thiện một cách rõ rệt, qua đó hỗ trợ các chuẩn âm thanh và hình ảnh với chất lượng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại ví dụ như 32 kênh âm thanh hỗ trợ đến 24 bit 192kHz có thể được truyển tải mà không cần sử dụng giải pháp nén dữ liệu.
Vậy điều này có ý nghĩa gì, về mặt âm thanh eARC có hỗ trợ những chuẩn âm thanh chất lượng cao hơn như Dolby TrueHD và DTS-HD Master Audio. eARC thậm chí còn hỗ trợ các chuẩn âm thanh vật thể mới như Dolby Atmos and DTS:X.
Chuẩn eARC đem đến khả năng sử dụng linh hoạt khi tín hiệu đầu ra có thể được lấy từ mọi nguồn phát đầu vào như HDMI, vệ tinh, dịch vụ stream. Chỉ cần một sợi dây HDMI và người dùng có thể dễ dàng sử dụng các thiết bị sound bar hay hệ thống âm thanh một cách đơn giản nhất.
Chuẩn Ultra High-Speed HDMI
Để sử dụng eARC, người dùng cần thiết bị hỗ trợ và một sợi dây HDMI đạt chuẩn về băng thông HDMI High Speed Cables with Ethernet hoặc Ultra High Speed HDMI Cable. Thông thường, các thiết bị với chuẩn HDMI 2.1 sẽ hỗ trợ sẵn eARC, một số hãng cũng hỗ trợ eARC trên các thiết bị chuẩn HDMI 2.0.
Ultra High Speed HDMI với nhãn “Ultra” hiện đang là chuẩn cao nhất của dây HDMI, hỗ trợ chuẩn HDMI 2.1. Với việc sử dụng một chiếc dây dẫn Ultra High Speed HDMI, người dùng hoàn toàn có thể an tâm để sử dụng kết hợp với các thiết bị hỗ trợ chuẩn eARC. Tiêu biểu là sản phẩm QED Performance Ultra High Speed HDMI. Với băng thông lên đến 48 Gb/s, QED Performance hỗ trợ tín hiệu hình ảnh độ phân giải lên đến 8K@60Hz (4:2:0) with 12bit HDR hoặc 4K@120Hz không nén hoặc 10K@120Hz có nén. Sản phẩm sử dụng dây dẫn từ chất liệu OFC 5N cùng với cấu trúc hình học eFlex thông minh, giúp giảm thiểu kích thước, gia tăng độ linh hoạt trong khi vẫn giữ được hiệu năng cao nhất.
Người dùng có thể tham khảo một số sản phẩm HDMI nổi bật tại Techland