Hướng dẫn toàn diện các setup hệ thống Karaoke từ cơ bản đến chuyên nghiệp
Mục lục
Tổng quan về loa Karaoke
Hát karaoke đã là một sở thích lâu đời và thịnh hành ở khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, nắm bắt xu hướng đó, ngày càng nhiều hãng âm thanh được lập ra chuyên để phục vụ sở thích này. Có thể kể đến các hãng âm thanh Việt Nam với mức giá dễ tiếp cận và chất âm ở mức phổ thông như Acnos, Sonca Media, Arriang… hay thậm chí những hãng của ngước ngoài như Sumico của Singapre…
Sự xuất hiện của những hãng này đã giúp đưa Karaoke tới gần hơn với các gia đình hay các buổi tiệc nhờ tính di động cao của các mẫu loa Karaoke Bluetooth nhỏ gọn và mức giá chỉ khoảng dưới 8 triệu. Không chỉ vậy, khả năng phát nhạc của những mẫu Bluetooth Karaoke cao cấp như Sumico Bt-sp 52 hay Bose S1 cũng không thua kém gì các loa nghe nhạc đã gây tiếng vang như Marshall Stanmore III hay Fender Moneterey Tweed. Điều này đã nâng tầm cạnh tranh của các mẫu loa này lên rất nhiều, nhờ độ đa dụng, tiện lợi, đồng thời mức giá cũng có phần mềm hơn các mẫu loa nghe nhạc truyền thống.
Lợi dụng điều này, nhiều cửa hàng đã khuyên các khách “nâng cấp” các mẫu loa truyền thống thành loa karaoke thông qua việc cắm các bộ vang số hay cắm mic karaoke không dây vào cổng AUX IN 3.5 bằng một đầu chuyển 6.5 qua 3.5. Việc này lúc đầu sẽ khiến nhiều khách hàng thiếu kinh nghiệm, đặc biệt là các khách đã sở hữu những mẫu loa đắt tiền, thích thú khi vừa có loa nghe nhạc xuất sắc, vừa có thể hát karaoke với mức giá chỉ khoảng 2 – 3 triệu mà không cần mua một bộ loa karaoke mới. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng ngắn, sẽ rất gây hại tới loa Treble hoặc loa bass, tiếng bị rè, ù và hiện tượng phổ biến nhất là tiếng loa bị bí. Đó là vì những đầu vào này được thiết kế cho đường tín hiệu Line IN chứ không thiết kế để sử dụng với các tín hiệu đã khuếch đại. Việc cố ý sử dụng sai mục đích như vậy dễ gây ra hỏng hóng linh kiện bên trong. Việc khắc phục để hoạt động trở lại không quá khó nhưng chất lượng âm thanh sẽ không còn hay được như cũ. Đó chính là do bạn bắt loa phải hoạt động không đúng mục đích, để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân và lí do bạn không nên “nâng cấp” chức năng Karaoke truyền thống, hãy tìm hiểu thêm tại đây.
Vậy, nếu việc cắm thêm vang số hay mic không dây vào loa truyền thống (Loa được thiết kế để nghe nhạc) không phải là một lựa chọn khả thi, vậy để hát Karaoke bạn sẽ có những lựa chọn nào và nên chọn gì?
Cách chọn loa Karaoke Bluetooth
Đây là lựa chọn dễ nhất và phổ biến nhất hiện nay, đặc biệt là với những người đam mê ca hát và có ý định dùng nhiều. Những mẫu loa này được thiết kế đặc biệt để thể hiện và nâng tầm giọng hát một cách chân thật nhất. Như đã nói ở trên, hiện nay có rất nhiều các hãng chuyên làm các mẫu loa Bluetooth Karaoke, thậm chí các hãng lớn cũng bắt theo xu hướng và cho ra đời các mẫu loa này như JBL với các sản phẩm như JBL Party Box On The Go hay JBL Party Box Encore. tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở trên, so với các mẫu đối thủ, chúng sẽ không thể thỏa mãn hay phục vụ tốt đam mê ca hát.
Lí do là bởi những hãng sản xuất đồ âm thanh chuyên Nghiệp như Bose hay JBL thường để biểu diễn bán chuyên đến chuyên nghiệp. Chúng đòi hỏi người hát phải có trình độ thanh nhạc, nhạc lý cơ bản đến chuyên sâu bởi các chức năng hỗ trợ giọng hát như Delay, Echo hầu như ko có nên với một người bình thường không qua đào tạo khó có thể hát hay được, giọng sẽ rất phô và hát rất mệt.
Một gợi ý nhanh của TecHland khi chọn mua loa Karaoke là hãy nhìn vào các thông số loa cho phép bạn tinh chỉnh, một sản phẩm chuyên dụng cho karaoke thường sẽ cho phép bạn can thiệp vào Reverb, Delay, Echo, Treb, Bass của Micro, đồng thời Treb, Bass của nhạc, điều mà các mẫu loa của JBL không hề có. Để nói nhanh, các thông số này sẽ hỗ trợ giọng hát của bạn trở nên dày hơn, vang hơn hay trong hơn, tùy vào sở thích và bài nhạc. Học cách tinh chỉnh các chỉ số này có thể hơi phức tạp với người mới, tuy nhiên chúng sẽ trở nên vô cùng hữu ích trong các buổi tiệc nhờ vào khả năng bù đắp các khuyết điểm của bạn, nếu các bạn có khó khăn, hãy liên hệ Facebook TecHland nhé, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của bạn!
Các mẫu loa nổi tiếng và phổ biến trên thị trường hiện nay có thể kể đến của Acnos như Acnos CS447 hay Acnos CS251 PU hoặc của Arirang như Arirang MB2 hay Arirang MB5 nhờ vào khả năng hát ở mức khá ổn cùng mức giá khá mềm, thường dưới 5 triệu. Điểm yếu lớn nhất của các mẫu loa này là khả năng chơi nhạc, phải nói là rất tệ. Dù mục đích chính là để hát, khi đầu tư một mẫu loa Bluetooth cỡ vừa đến lớn nói chung, hầu hết người dùng sẽ mong đợi khả năng phát nhạc ở mức khá để thưởng thức, thư giãn vào những lúc ở một mình. Các mẫu loa đã nói sẽ không thể đáp ứng nhu cầu này do chất âm của chúng rất rè và khô. Các bản nhạc sẽ thiếu chi tiết, không thể hiện được tròn tiếng của ca sĩ, các trường đoạn nhiều nhạc cụ sẽ rất ù và thậm chí có tiếng rè. Âm bass cũng sẽ không xuống được sâu, các bạn sẽ nghe được âm bass to nhưng không có chiều sâu, không cảm nhận được sự uy lực. Khả năng hát của chúng dù ổn nhưng cũng sẽ không xuất sắc, giọng hát của bạn khi dùng những loa phân khúc cao hơn sẽ ngọt ngào, dịu dàng hơn, còn ở các mẫu này sẽ có nhiều trường đoạn hơi cứng và phô.
Ngoài hãng Bose với Bose S1 đã khá thịnh hành, nhưng cũng đi kèm với mức giá tương đối cao, lên tới gần 20 triệu. Một hãng chúng tôi gợi ý, đáng để các bạn tham khảo là Sumico, đến từ Singapore, và có nhà máy ở Việt Nam, dẫn đến việc giá thành sẽ khá rẻ. Nếu các bạn muốn tìm mua một mẫu loa Karaoke Bluetooth truyền thống, hãng có hai mẫu BT S52 hoặc MSP 10, rất đáng cân nhắc trong tầm giá. Thứ nhất, khả năng hát của chúng sẽ có phần vượt trội hơn các sản phẩm khác, giọng hát sẽ được truyền tải chân thật, ngọt ngào và mượt mà hơn. Chúng tôi đánh giá khả năng hát còn vượt qua cả Bose S1, hệ thống EQ cũng cho thấy sự thay đổi rõ rệt hơn, giúp người hát bù lấp nhiều khuyết điểm, tăng trải nghiệm hát một cách đáng kể. Chất âm khi nghe nhạc cũng là một điểm mạnh. Tất nhiên, nếu so sánh với một loa thuần túy để nghe nhạc trong cùng tầm giá, các loa Karaoke sẽ không thể cạnh tranh được, tuy nhiên, nếu so sánh với Marshall Acton III, một mẫu loa nghe nhạc cùng tâm giá, Sumico sẽ được đánh ở mức 90%. Âm Bass của loa khá chắc và vang, độ chi tiết cũng nằm ở mức tương đối ổn. Bạn sẽ nghe được khá rõ tiếng của ca sĩ và một số các nhạc cụ chính ở phía sau khi thưởng thức nhạc. Khả năng phát nhạc hay cũng sẽ giúp tăng trải nghiệm karaoke khi nhạc nền sống động, mạnh mẽ hơn. Nếu bạn muốn một lựa chọn gọn nhẹ hơn, di động hơn nữa thì Sumico cũng mới ra mắt mẫu Bella-42 với kích cỡ chỉ bằng khoảng một nửa mà công suất vẫn không đổi, đạt 100W. Không những thế, mẫu này cũng có rất nhiều màu sắc, giúp người mua có nhiều lựa chọn phối ghép hơn so với màu cam truyền thống. Ngoài việc đi kèm với 2 micro không dây tiện lợi, loa cũng sẽ đi kèm với 1 cổng 6.5mm, giúp cắm thêm đàn guitar để cùng biểu diễn.
Set up dàn Karaoke
Việc set up dàn Karaoke sẽ là một lựa chọn khá tốn kém và chỉ phù hợp cho những bữa tiệc lớn, hoặc các khách hàng có nhu cầu cao nhất về chất âm. Để xây dựng một hệ thống Karaoke tại gia hoàn chỉnh, các bạn sẽ cần những thành phần chính như sau:
- Bộ phận hiển thị: Thường là Tivi
- Hệ thống Micro (Không dây hoặc có dây): Thu âm giọng hát
- Mixer, Equalizer và Effects: Tinh chỉnh giọng hát & hiệu ứng
- Amplifier: Khuếch đại giọng hát & âm thanh
- Loa: Phát lại nhạc và giọng hát
Việc thiết lập một hệ thống Karaoke sẽ bao gồm rất nhiều các lựa chọn cho từng bộ phận và vô số cách ghép nối, vậy nên để kiến tạo một hệ thống phù hợp với sở thích và không gian phòng cho mỗi cá nhân sẽ có sự khác biệt rất lớn. Để có thể có tư vấn phù hợp nhất, hãy liên hệ ngay với TecHland để nhận được ý kiến chuyên gia từ chúng tôi nhé!
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo những hệ thống tiêu chuẩn, đã được các khách hàng tin dùng như sau:
Hệ thống Passive
Nếu các bạn mới chơi và muốn nâng cấp trong tương lai, chúng tôi xin gợi ý:
- Loa: JBL Passion 8
- Ampli: JBL Beyond 3 (đã tích hợp vang số bên trong, hỗ trợ kết nối Bluetooth với điện thoại để phát nhạc, chia 2 loa thành 2 kênh trái/phải nhằm tạo hiệu ứng Stereo, tinh chỉnh EQ cho mic)
- Bộ micro k dây: Nakamichi NA 320
Đây là một hệ thống khá cơ bản cho người nhập môn, vừa tầm tiền, tổng số tiền để đầu tư sẽ chỉ rơi vào khoảng 45 triệu, trong khi đó, để có một bộ dàn trên trung bình sẽ rơi khoảng gần 100 triệu. Không chỉ vậy, hệ thống này sẽ vô cùng dễ nâng cấp khi bạn có thể thay đổi từng bộ phận theo nhu cầu, ví dụ như lắp thêm Sub để tăng thêm âm trầm. Chất âm của hệ thống này cũng rất dễ tiếp cận, dể nghe. Giọng hát cũng sẽ được thể hiện rất chính xác, tái tạo giọng hát của người dùng một cách vô cùng chân thật. Hệ thống này sẽ thể hiện tốt trong phạm vi 20 – 30m2, và lý tưởng nhất trong phạm vi dưới 25m2. Nếu các bạn quyết định chọn hệ thống này cho gia đình, chúng tôi sẽ tặng thêm bộ dây QED đến từ Anh, giúp các bạn kết nối các bộ phận
Hệ thống Active
Nếu bạn yêu thích sự tiện lợi và muốn một bộ loa có thể chơi được lâu, không lỗi thời và có chất lượng âm thanh xuất sắc, chúng tôi xin gợi ý
- Loa: Bose L1 Pro 8
- Vang số: JBL KX 180
- Mic không dây: Nakamichi NA 320
Hệ thống loa Active sẽ tiện lợi hơn loa passive do loa đã tích hợp ampli bên trong, bạn sẽ chỉ cần một bộ vang số để tinh chỉnh EQ và chia loa ra 2 kênh trái phái, cộng với bộ mic không dây, phục vụ việc hát. Không chỉ cho ra giọng hát chính xác, trong trẻo, loa sẽ có chất âm xuất sắc, sẵn sàng phục vụ đa dạng các thể loại nhạc. Nếu bạn đầu tư 2 loa để 2 bên trái phải, chất âm và hiệu ứng âm Bass sẽ còn mạnh hơn cả Devialet Phantom, mẫu loa nổi đình đám trên thị trường nhờ Bass mạnh.
Nếu bạn vẫn chưa muốn đầu tư một khoản tiền lớn hay đơn giản là không cần một hệ thống chuyên nghiệp, chúng tôi xin giới thiệu:
- Loa: Bose S1 Pro
- Vang số: JBL KX 180
- Mic không dây: Nakamichi NA 320
Cũng giống như dàn loa L1 Pro 8 nói trên, bạn hoàn toàn có thể nâng cấp bằng cách mua 1 cặp loa để tạo hiệu ứng stereo, một điểm cộng so với hệ thống kể trên là nhờ vào kích thước nhỏ gọn, bạn hoàn toàn có thể xách S1 Pro theo phục vụ cho các buổi dã ngoại hay mang ra ngoài vườn. Khoản tiền đầu tư cũng sẽ không quá lớn, chỉ ngang với hệ thống passive bên trên
Hệ thống Karaoke di động
Một giải pháp nữa, mới xuất hiện trong thời gian gần đây là cắm micro không dây vào mẫu loa Bluetooth có cổng 6.5 được tích hợp sẵn như Fender Riff. Đây là một bước tiến mới của dòng loa Bluetooth di động cỡ vừa khi đã có cổng 6.5. Cổng này giúp cắm thêm micro không dây, phục vụ việc ca hát, hoặc đánh đàn, các bạn có thể xem video sound test dưới đây. Bộ mic không dây được chúng tôi sử dụng trong clip là Mic WMS M3, hoặc các bộ mic có giá mềm hơn, có tích hợp các hiệu ứng EQ vào nút Echo, giúp giọng hát vang hơn, dày hơn, đồng thời bộ mic này sẽ có giá trị lớn hơn khoảng 5 – 6 lần các bộ mic không dây đi kèm trong loa Bluetooth Karaoke, dẫn đến khả năng bắt và tái tạo tiếng tốt hơn nhiều lần. Trong tương lai, các hãng loa chắc chắn sẽ cho ra các mẫu loa có cổng 6.5 được tích hợp nhằm cạnh tranh với Fender Riff. Điều này sẽ giúp việc sử dụng mic không dây ngày càng trở thành một lựa chọn khả dĩ, bạn có thể tham khảo những bộ mic không dây tốt nhất, được chúng tôi chọn lựa và thử qua tại đây.
Hệ thống mic không dây all-in-one
Hiện nay trên thị trường có những mic không dây, hoạt động độc lập mà không cần cắm nối vào loa như Monster M97 hoặc M98. Chúng không quá phổ biến do củ loa được tích hợp trong Mic quá bé và yếu, dẫn đến việc giọng hát được truyền ra không tạo được độ vang và không hợp với nhạc nền. Khả năng tinh chỉnh EQ cũng kém khi không thể tạo được hiệu ứng. Dù vậy, nếu bạn chỉ cần một Mic với âm lượng bé để tập hát một mình, đây cũng có thể là một lựa chọn để cân nhắc.
Các bạn có thể thao khảo thêm thông tin tại Video sau: