NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT KHI SĂN DÀN ÂM THANH KARAOKE GIA ĐÌNH
Với những ai thích hát karaoke thì việc tậu một dàn âm thanh karaoke tại nhà để thỏa mãn niềm đam mê là không thể thiếu. Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm giúp bạn trang bị dàn karaoke tại nhà dễ dàng. Tuy nhiên, không phải dàn karaoke nào cũng cho bạn chất lượng âm thanh tốt nhất.
Mục lục
Đầu karaoke Acnos SK9038
Trên thị hiện nay xuất hiện rất nhiều loại đầu karaoke, vì thế trước khi chọn cho mình một đầu karaoke bạn cần cân nhắc về nhu cầu sử dụng, tài chính của mình để có thể chọn được đầu karaoke thích hợp.
Mỗi loại đầu karaoke đều có những ưu nhược điểm riêng chính vì thế bạn cần xác định nhu cầu sử dụng của mình.
Hiện nay, ngoài dòng nhạc karaoke midi mà chúng ta vẫn thường thấy tại các quán karaoke hoặc ngay tại nhà bạn đang sử dụng thì khoảng 1 năm trở lại đây xuất hiện thêm một loại nhạc karaoke mới nữa đó là nhạc karaoke KTV.
Nhạc karaoke KTV này đang được rất nhiều người ưa chuộng hiện nay, vì cho chất lượng hình ảnh đẹp, âm thanh hay hơn nhạc midi rất nhiều.
Khác với nhạc karaoke midi sử dụng hình nền phong cảnh và chất lượng hình ảnh mờ thì dòng nhạc karaoke KTV sử dụng hình nền là các video clip hoặc sân khấu ca sĩ đang hát với âm thanh và hình ảnh đều đạt chuẩn HD.
Vì nhạc karaoke KTV là nhạc không nén nên có dung lượng lớn vì thế nhạc karaoke thường được chứa trong ổ cứng có dung lượng từ 1TB trở lên.
Một số đầu karaoke sử dụng được dòng nhạc karaoke KTV hiện nay mà bạn có thể tham khảo như: Acnos SK9038, arirang 3600 KTV, arirang 3600HDMI, Viet KTV HD, Hanet….
Loa karaoke Bose 301V
Thông thường, phòng hát có diện tích từ 20m2 trở xuống, người mua chỉ nên sắm loa có công suất từ 100-120W/ loa là vừa đủ công suất. Nếu mua loa có công suất lớn người mua phải sắm thêm Ampli có đủ công suất để phát – nếu không sẽ gây ra hiện tượng phát âm thanh không chuẩn hoặc có thể làm cháy Ampli.
Loa nên đặt phía trước và tạo với góc 90 độ với tai người hát. Loa dùng cho hát karaoke thường có màng loa bằng kim loại vì âm thanh sắc sảo hơn, thể hiện đúng chất giọng của người hát hơn là loại loa có màng bằng giấy. Loa karaoke được nhiều người ưa chuộng là Q Acoustics,BMB, Bose, JBL…
Tuy nhiên, nên mua từ những nơi uy tín, vì hiện nay sản phẩm nhái rất nhiều.
Ampli Karaoke JARGUAR PRO-1203KM
Ampli karaoke là bộ phận rất quan trọng trong dàn karaoke, vì thế việc lựa chọn ampli chất lượng và kết nối phù hợp với các thiết bị còn lại trong dàn karaoke góp phần làm cho dàn karaoke của bạn hay hơn rất nhiều.
Một vài lưu ý cho bạn khi thử ampli:
Đầu tiên để thử sức mạnh của amply bạn bật một bài hát và nghe ở mức âm lượng vừa phải, nên chọn bài hát có dải động rộng. Sau khi bạn đã quen với mức trung bình, hãy tăng volume để biết giới hạn âm lượng của chiếc ampli.
Bạn hãy lắng nghe phần trình diễn tiếng bass của ampli, bạn nên để ý xem tiếng bass có vỡ không. Hoặc nếu tiếng lỏng, bị chậm hay thiếu sức căng, sức nặng, thì ampli này có lẽ không thể đảm nhiệm được công việc đánh chiếc loa của bạn. Tiếng bass yếu là báo hiệu của một chiếc ampli có công suất không đủ với loa.
Yêu cầu đặt ra là ampli công suất phải thể hiện được sức căng, sự chính xác, tốc độ và chiều sâu khi âm lượng tăng lên. Khi tiếng bass trở nên chậm chạp, ướt át cũng là lúc bạn đã đẩy ampli lên điểm hoạt động giới hạn của nó. Nghe một lúc, bạn sẽ cảm nhận được khi nào ampli bắt đầu xuất hiện vấn đề. Trong những điểm cao trào của âm thanh, liệu ampli có bị lúng túng quá không hay nó vẫn trình diễn một cách bình tĩnh.
Tuy nhiên, với cách thử trên chỉ dành cho những bạn có khả năng nghe âm thanh tốt. Còn dối với những bạn không rành về âm thanh thì bạn nên ghé những cửa hàng uy tín hoặc nên dắt theo một người rành âm thanh đi cùng nhé.
Và bạn có thể chọn một trong những thương hiệu amply karaoke nổi tiếng hiện nay như: Jarguar, Boston,Arirang…
Mic Hát Karaoke Có Dây Shure PG58
Ngoài ra, micro và dây nối cũng góp phần quan trọng giúp hát trung thực hơn. Đừng vì tiếc một khoản nhỏ chi phí mà phá hỏng cả dàn karaoke. Mic hát karaoke có dây(hoặc không dây) là thiết bị truyền tải tiếng ca của bạn đến amply để xử lý và phát ra loa. Vì thế bạn không nên bỏ qua bước chọn micro.
Tùy theo nhu cầu sử dụng bạn có thể chọn loại micro có dây hoặc micro không dây
Micro có dây là tín hiệu âm thanh của giọng hát sau khi được chuyển thành dạng sóng âm thanh rất nhỏ rồi thì được truyền đến amply qua đường dây. Chúng ta thường gọi đó là dây micro.
Micro không dây có cấu tạo phần thân, chụp bảo vệ, củ micro và màng rung cuộn dây giống hệt như là micro có dây. Nhưng thay vì truyền bằng dây thì nó truyền bằng sóng cao tần, khi đó trên thân micro nó có một bộ phận phát tín hiệu (giọng nó thu được của người hát) lên không gian trong một bán kính nhất định (100-200m) và ở âm ly karaoke sẽ có một bộ phận nhận tín hiệu âm thanh mà micro đã phát ra.
Chúng ta nên dùng micro không dây trong trường hợp: Khi ở trong môi trường giữa người hát và amply phải để quá xa nhau từ 20m trở lên. Vì nếu dùng micro có dây thì tín hiệu đi xa quá sẽ bị suy giảm hết trên đường dây. Còn nếu dùng để hát karaoke trong gia đình để có chất lượng tốt chúng ta chỉ nên dùng micro có dây.
Một micro tốt sẽ có âm thanh giải âm rộng và trung thực. Giải âm hẹp là khi bạn chỉnh nút trung trầm của micro lên cao thì tiếng trung trầm bị vỡ. Nhưng khi bạn chỉnh cho nó tròn đẹp thì trung trầm giọng bạn bị thiếu quá nhiều. Tiếng cao cũng tương tự. Micro tốt là chỉnh trung trầm được rất cao và tiếng cao chỉnh lên cao thoải mái mà nó không bị sẽ hoặc rít.
Các micro dùng cho hát karaoke như : Shure PG48, Shure PG58, Shure 565SD….
Cách lắp đặt dàn karaoke
Dàn karaoke bao gồm nhiều thiết bị, dưới đây là hướng dẫn cách lắp từng thiết bị cụ thể:
Bạn nên bố trí loa karaoke càng xa các thiết bị càng tốt .
Ví dụ: Đầu karaoke là những thiết bị nhạy cảm với độ rung động của loa. Nếu như bạn đặt loa karaoke quá gần, sóng âm vô hình tạo thành những ngoại chấn ảnh hưởng đến sự chuyển động của mâm quay, mắt đọc, làm thay đổi sắc âm, gây méo tiếng.
Bạn hãy hình dung rằng, một dàn karaoke sẽ như một bức tranh âm nhạc, nếu như chúng được sắp xếp cân đối. Thì người nghe khi đứng trước bức tranh đó, sẽ cảm nhận được chiều sâu của âm phát ra.
Vị trí nghe tốt nhất trong phòng là nơi mà cường độ tín hiệu âm thanh từ loa đến tai bạn mạnh hơn (hoặc ít nhất là bằng) những sóng âm phản hồi từ trần, tường và sàn. Nên bạn cần phải di chuyển vị trí ngồi đến gần loa hơn vì lúc đó tai bạn có thể phân biệt đúng về lượng giữa âm thanh trực tiếp và gián tiếp.Trong kỹ thuật setup phòng hát karaoke điều căn bản phụ thuộc vào không gian từng căn phòng mà điều chỉnh âm lượng sao cho âm thanh karaoke hay nhất có thể.
Hệ thống loa phải được đặt ở vị trí thoáng, không bị gò ép bởi những bức tường hoặc những vật có tiết diện lớn. Tránh xa các bức tường có cộng hưởng như, góc nhà, gầm cầu thang. Những vị trí đó sẽ làm tang cường bass và gây méo tiếng.
Đối với vị trí bạn ngồi, cũng nên tránh xa tường sau và cách tường bên khoảng cách tối thiểu là 1m. Nếu ngồi gần tường, tai bạn sẽ nhận toàn những sóng phản hồi từ các bức tường, làm mất tính trung thực của âm thanh
Để tối ưu hóa, bạn nên hướng mặt loa vào vị trí ngồi nghe thành hình tam giác với một góc 15 độ (so với trục song song tường bên), điều này giúp giảm thiểu hiện tượng cộng hưởng phòng, đặc biệt là đối với phòng nghe có quá nhiều tiếng bass (bị dội bass). Trong trường hợp âm dội vẫn còn, bạn có thể nâng góc loa lên khoảng 20 độ.
Giải pháp để giảm cộng hưởng lúc này là bạn có thể sử dụng thêm các vật liệu tiêu âm như: Không nên để trống hai bên tường, thay vào đó, bạn có thể dùng kệ sách, kệ đĩa hoặc gia công các hộp tán âm bằng gỗ
Dưới đây là một số kinh nghiệm mà các bạn có thể áp dụng luôn cho dàn âm thanh karaoke của gia đình mình cũng như quán karaoke kinh doanh mà bạn còn bỡ ngỡ chưa quen sử dụng.
Quy trình căn chỉnh dàn âm thanh karaoke gia đình, dàn karaoke kinh doanh bao gồm 5 bước như sau
1 – Bước thứ nhất tắt máy, cắm Micro vào vị trí, đưa vị trí volume của music về tối thiểu.
2 – Bước thứ hai điều chỉnh volume tổng ,volume micro và tất cả chiết áp như Balance, Echo, Low, Mid, Hi, Dly, Rpt, đến vị trí Norman(vị trí giữa) mà nhà sản xuất đẫ thiết kế.
3- Bước thứ ba bật nguồn thử Micro, tùy theo không gian, tiêu cách âm phòng hát mà tăng giảm Echo, Dly, Rpt khi đó vị trí Norman của bạn có thể thay đổi trong phạm vi sang trái hoặc sang phải 10 – 15 độ sao cho giọng nói không vang quá, không lặp đi lặp lại nhiều lần quá
4- Bước thứ tư chỉnh giọng nói với người thiên chất Bass thì đưa volume bass của Micro sang trái khoảng từ 10- 90 độ, giọng thiên tress cũng vậy, còn với người giọng yêu bắt buộc phải đưa volume Mid của Micro từ 10 – 45 độ không lạm dụng tăng tối đa Mid và Hi gây rú rít khó chịu.
5- Bước thứ năm sau khi hiệu chỉnh Micro xong đưa volume music (nhạc) lên sao cho tiêng nhạc không vượt quá tiếng micro đã chỉnh nếu thấy có hiện tượng rú rít phải đưa Hi của volume tổng sang trái từ 10 – 90 độ .
* Trong thực tế có rất nhiều trường hợp sảy ra khi chỉnh giọng micro rất tốt nhưng khi đưa nhạc vào là rú, rít không hát được mặc dù lắp đặt loa đẫ chuẩn theo thiết kế vậy vấn đề ở đây các bạn chỉ cần quan tâm tới tần số cao (Hi ) của Micro, Echo, Tổng không cho phép chỉnh quá Norman( giữa) mà các bạn nhất thiết phải đưa sang trái sao cho hết rú thì thôi từ 10 – 90 độ tùy mức độ âm thanh phát ra.
Loa Sub NHT B-10D
Cuối cùng là Loa hỗ trợ tiếng trầm còn được gọi là Loa Sub tùy từng gia đình có thể sử dụng hoặc không nhưng với kinh doanh nhất thiết là phải có. Vấn đề đơn gian là bạn phối ghép ra sao cho tiện nghi nhất để khi bạn chỉnh âm thanh tại ampli hát karaoke.
Xem ngay những dàn âm thanh karaoke phối ghép tiêu chuẩn chính hãng tại TecHland Audio
Nguồn : Tổng hợp